NHÀ MÁY SẢN XUẤT SẢN XUẤT MÁY NGHIỀN BI >> MÁY NGHIỀN QUẶNG SẮT >> MÁY NGHIỀN BI >> MÁY NGHIỀN BI PHUC VỤ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM >> MÁY NGHIỀN MỊN >> MÁY NGHIỀN BI ƯỚT >> MÁY NGHIỀN BI KHÔ >> BI SẮT >> BI SẮT NGHIỀN >> PHỤ TÙNG MÁY NGHIỀN
MÁY NGHIỀN BI
1. Định nghĩa:
Máy nghiền bi là máy chủ đạo để nghiền bột vật liệu tới kích thước dưới 1/100 mm.
2. Công dụng :
Dùng trong công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng.
3. Phân loại :
- Theo chế độ làm việc : - làm việc theo chu kỳ
- làm việc liên tục
- Theo phương pháp nghiền: - nghiền khô
- nghiền ướt
- Theo kết cấu máy nghiền : - hình trụ 1 bi nghiền
- 2 buồng nghiền
- hình trụ nhiều buồng nghiền
- hình nón
- Theo tỉ số L/D - nghiền bi tang
- nghiền bi ống
- Theo phương pháp nạp và thoát liệu : - nạp và xả qua 1 cửa
- nạp vào 1 cửa, xả theo chu vi
- nạp qua tâm trục chính, xả theo lỗ rỗng
- Theo kết cấu truyền động: - truyền động tâm
- truyền động chuvi
- Theo sơ đồ vận chuyển của vật liệu bị nghiền: - sơ đồ hở
- sơ đồ kín
4. Cấu tạo chung:
- Tang nghiền
- Bi nghiền
- Cửa nạp
- Giá máy
- Bộ truyền động
- Cửa ra
5. Các thông số cơ bản :
đường kính trong và chiều dài vỏ máy nghiền.
6. Nguyên lý hoạt động:
- Khi mở máy quay, bi nghiền phía trong vỏ lúc đầu quay cùng nhờ lực ma sát, sau đó một số bi tách ra khỏi vỏ và rơi xuống theo quỹ đạo parabol, một số bi khác lăn trượt lên nhau. Kết quả là vật liệu được nghiền nhỏ do sự trượt tương đối giữa các viên bi và do va đập của bi vào vật liệu khi rơi từ một độ cao nào đó.
7. Kết cấu một số loại máy nghiền bi
1. Máy nghiền bi làm việc theo chu kỳ:
Bộ phận chính của máy là vỏ quay được lắp trên các gối đỡ có ổ bi, dẫn động nhờ một động cơ và hộp giảm tốc. Nạp đổ vật liệu đã nghiền qua các cửa sổ mà theo chu kỳ.
2. Máy nghiền bi làm việc liên tục, dỡ liệu qua vách bên phải:
Vật liệu phải nghiền được nạp qua cửa nạp (1), nhờ bộ nạp liệu tang trống (2), phái trong có lắp vách ngăn dạng cánh vít. Vật liệu được múc từng mẻ đổ qua cổ rỗng loe về phía trong (3) vào tang nghiền (6).
Phía ngoài cổ rỗng có lắp cổ trục (5) đúc liền với mặt bích bên trái của tang nghiền và cổ trục được lắp vào ổ trượt (4), bề mặt của gối đỡ bạc đối diện với bề mặt làm việc của ổ trượt có cấu tạo dạng cầu và tựa trên giá máy (14), kết cấu này cho phép triệt tiêu các sai sót khi lắp ghép, cũng như triệt tiêu các biến dạng khác của tang nghiền.
Dẫn động tang nghiền nhờ động cơ, bộ truyền đai (13), cặp bánh răng hở (8)
Trong quá trình nghiền, các hạt vật liệu đủ nhỏ sẽ bay qua khe hở (15) của vách ngăn liệu (9). Ở phía bên kia vách ngăn có lắp các cánh gom liệu (10), nhờ các cánh này, vật liệu được đưa lên đổ vào moayo (11) rối ra cổ trục (12) đi ra ngoài tang nghiền.
Sử dụng vách ngăn bên phải làm tăng năng suất mát, bởi vì nhờ có vách và có cánh mà vùng xả liệu được bố trí thấp, dễ gom vật liệu. Phía trong tang nghiền có lắp các tấm lót chịu ma sát và va đập.
Phụ thuộc vào điều kiện làm việc và loại máy nghiền bi mà sử dụng các loại tấm lót có mặt cắt sau (h1.164) : dạng bậc (1.64a), dạng sóng có bulông (1.64b), dạng sóng không cần bulông (1.64c), dạng đế guốc (1.64d).
Để giảm độ ồn khi làm việc, giữa vỏ tang và tấm lót có đặt các đệm cao su.
3. Máy nghiền bi dỡ liệu qua vỏ tang nghiền
Dùng để nghiền bột thạch cao, đất sét, đá vôi và một số vật liệu khác.
Vật liệu qua cửa nạp (1) vào tang nghiền (3), tang nghiền lắp trên trục (2), tang đặt cả trên ổ (4).
Vật liệu nghiền lọt ua các lỗ của tấm lót (5) rơi vào sàng (7), các tấm lót (5) gắn với các mặt bên (6) và xếp theo bậc, giữa chúng có khe hở để vật liệu có kích thước lớn hơn khe hở của sang có thể được đưa trở lại vùng nghiền. Sàng (8) được lựa chọn phụ thuộc vào yêu cầu độ mịn của sản phẩm. Các hạt chưa lọt qua sàn (8) được đưa lại nghiền tiếp.
4. Máy nghiền bi dạng ống
Dùng phổ biến trong nghiền clanke trong công nghiệp sản xuất ximăng. Máy này dung để nghiền khô hoặc nghiền ướt vật liệu, làm việc với chu kỳ kín hoặc hở.
Vật liệu nạp qua cửa (1), bộ nạp (2) và vít tải liền với cổ trục (4) vào buồng nghiền thứ nhất của máy. Vật liệu được nghiền ở buồng thứ nhất bay qua khe hở của vách ngăn (5) sau đó qua lỗ (6) trên vỏ tang rơi vào phễu gom sản phẩm (7) để từ đây vật liệu được đưa tiếp tới các thiết bị phân loại bằng khí. Các hạt sản phẩm chưa đủ nhỏ được phân loại vận chuyển đến bộ phận tiếp nhận (8) để tiếp đó nhừo cánh nạp (9) nạp chúng vào phễu dẫn hướng (10) đưa vào buồng nghiền thứ 2 để nghiền tiếp.
Từ buồng nghiền thứ 2 sản phẩm bay qua các lỗ của vachs bên phải (11) nhờ các cánh cửa (12) vật liệu được gom vào (13) để từ đó nhờ các cánh vít (14) lắp trên cổ trục rỗng đưa vật liệu tới ống xả liệu (15). Từ ống xả liệu qua các lỗ (16) rơi vào sang (17), trên sàng giữ lại các bi thép, dỡ chúng qua ống (19). Sản phẩm đủ mịn qua sàng vào ống (18) vận chuyển đến xilô chứa.
5. Máy nghiền bột không bi
Dùng nghiền amiăng, vôi, thạch cao, và một số vật liệu khác. Vật liệu nạp vào tang nghiền (4) qua phễu (1) nhờ băng tải. Quá trình nghiền xảy ra là do các cục vật liệu đập vào nhau, khi rơi từ độ cao cần thiết.
Phía trong tang nghiền có gắn các thanh chữ T kép (5) có tác dụng đưa vật liệu lên cao. Ở hai đầutang lắp các vòng lót có mặt cắt tam giác, nhằm hướng vật liệu rơi tập trung vào giữa tang nghiền, tăng năng suất va chạm. Cổ trục (2) của tang có lắp các bạc trượt (8). Tang quay nhờ vành bánh răng (3). Vật liệu được nghiền phải khô, độ ẩm không quá 4%. Máy làm việc theo chu kỳ kín. Nếu kích thước vật liệu nạp lớn nhất , thì có thể thu được sản phẩm có kích thước với chi phí năng lượng riêng 40-50 kWh/t sản phẩm.
Các tính toán cơ bản :
1. Tính toán tốc độ quay giới hạn và hợp lý của một tang nghiền
Với R: bán kính quay của bi thép so với trục của tang (m)
g: gia tốc trọng trường (m/s)
: tốc độ góc tới hạn (1/s)
Với =>
: tốc độc quay hợp lý (1/s)
2. Xác định mức độ chất tải hợp lý cho tang nghiền
Góc cho từng lớp
Tìm các giá trị ta vẽ được quỹ đạo chuyển động các viên bi. Từ hình vẽ ta thấy cần nạp hợp lý khối lượng bi nghiền và vật liệu để quá trình nghiền xảy ra tốt nhất.
Thực nghiệm chứng minh với khối lượng bi nghiền chiếm 0,3 0,5 thể tiích buồng nghiền là hợp lý.
3. Tính công suất động cơ
Với m: khối lượng bi nghiền,
Trong đó: : hệ số nạp liệu ( = 0,3 0,35 )
: hệ số rỗng ( = 0,57 )
: khối lượng riêng của bi thép ( = 7800kg/ )
L : chiều dài buồng nghiền ( m )
R : bán kính trong của tang ( m)
: hiệu suất truyền động
m : khối lượng bi ( kg )
: tốc độ góc của tang ( 1/s )
4. Tính năng suất của máy nghiền bi dạng ống
( t/h )
Với D : đương kính trong của tang ( m )
m : khối lượng bi ( t )
V : thể tích làm việc của máy ( )
q : năng suất riêng của máy ( t/ kWh )
Tính cho công suất có ích
Với clanke q = 0,035 0,04
Với đá vôi q = 0,05
K : hệ số ảnh hưởng của độ mịn.
5. Tính bền vỏ tang nghiền
Tang nghiền coi như một đường tròn chịu uốn và xoắn. Mômen uốn do lực tĩnh và lực ly tâm gây ra
Lực tĩnh gồm trọng lượng của phần quay , vật liệu nghiền
( N )
Trong đó : : trọng lượng tang cùng tấm lót các mặt bít 2 đầu và của các vách ngăn
: trọng lược của khớp và ½ trục khi dẫn động tâm
=
: trọng lượng bi ( N )
: trọng lượng vật liệu ( N )
K : hệ số kể đến khối lượng tham gia cùng tang
trọng lượng chung của khốið quay cùng tang
= 0,627
Lực ly tâm do khối lượng chung tham gia quay cùng tang sinh ra
( N )
Với
P = 3,56mð
Lực tổng của và P là T
Hợp lực của T và tại C được Q
( N )
Mômen uốn tang lớn nhất :
Trên đoạn từ khớp nối đến ổ đỡ cổ trục chịu toàn bộ mômen xoắn :
M : công suất trục tang ( kW )
: tốc độ góc ( )
Do ma sát, mômen xoắn giảm một lượng
( Nm )
: phản lực ổ ( N )
: hệ số ma sát trong ổ
r : bán kính cổ trục ( m )
mặt cắt nguy hiểm tại giữa tang với Mtd
ứng suất tại mặt cắt nguy hiểm
k = 0,8 hệ số giảm bền do khoan các lỗ bắt bên hông tấm lót
W : mômem chống uốn
( )
: bán kính ngoài và trong vỏ tang nghiền.
Câu hỏi trắc nghiệm máy nghiền bi :
1. Nguyên lý làm việc của máy nghiền bi là :
A- Sự quay lệch tâm của tang nghiền làm vật liệu va đập vào thành tang và bị nghiền nhỏ.
B- Do sự va đập của bi với vật liệu, sự trượt tương đối giữa các viên bi làm vật liệu được nghiền nhỏ.
C- Bi được để từ độ cao nào đó, va vào vật liệu được đặt trên đe làm vật liệu được nghiền nhỏ.
2. Điều nào sau đây sai khi nói về máy nghiền bi:
A- Tất cả các lại máy nghiền bi đều có nguyên lý hoạt động giống nhau.
B- Thiết bị công tác của máy nghiền bi là tang nghiền.
C- Tất cả các máy nghiền bi đều sử dụng bi nghiền.
3. Dựa vào tỉ số giữa chiều đà và đường kính của vỏ máy nghiền, máy nghiền bi chia ra làm mấy loại :
A- 2
B- 3
C- 4
4. Máy nghiền bi phân ra các loại nào theo phương pháp nghiền :
A- Nghiền bột, nghiền vỡ.
B- Nghiền khô, nghiền ướt.
C- Nghiền thô, nghiền tinh.
5. Trong máy nghiền bi làm việc liên tục, dỡ liệu qua vách bên phải, vật liệu được nghiền đi ra ngoài nhờ cơ chế nào ?
A- Vật liệu sau khi nghiền do trọng lượng bản thân rơi xuống sàn rồi ra cổ trục đy ra ngoài.
B- Vật liệu sau khi nghiền rơi vào băng tải, và được chuyển ra ngoài.
C- Vật liệu sau khi nghiền được gom lại nhờ cánh gom liệu, qua moayo ra cổ trục ra ngoài tang nghiền.
6. Tốc độ qua giới hạn của tang nghiền máy nghiền bi được xác định theo công thức :
A-
B- với
C- với
với g: gia tốc trọng trường ( )
R: bán kính quay của bi thép so với trục tang ( m )
7. Máy nghiền bi thuộc loại máy nghiền :
A- Máy nghiền vỡ.
B- Máy nghiền bột.
C- Một loại khác.
8. Khác nhau cơ bản nhất giữa máy nghiền rôto và máy nghiền búa :
A- Đặc điểm lắp ráp giữa búa đập và rôto.
B- Vỏ máy.
C- Nguyên tắc hoạt động.
9. Đặc điển rôto máy nghiền búa :
A- Quay lệch tâm.
B- Quay cùng búa.
C- Rôto quay nhanh làm búa đập vào đá quay cùng chiều rôto.
CTY TNHH CƠ KHÍ ĐÚC SƠN GIANG
Đ/C: Km1 - Phan Trọng Tuệ - Thanh Trì - Hà Nội
ĐT: +8494.232.11.33-
Email: thietbimaycn.ptt@gmail.com